Bệnh lậu là một căn bệnh nhiễm trùng chủ yếu lây lan thông qua việc quan hệ tình dục. Bệnh lậu không thể tự chữa khỏi nhưng lại có thể điều trị bằng kháng sinh. Hãy cùng nhau tìm hiểu một số thông tin để trả lời cho câu hỏi bệnh lậu có chữa được không, chữa trong bao lâu và cách phòng tránh bệnh lậu nhé!
1. Tổng quan về bệnh lậu
Bệnh lậu là gì?
Bệnh lậu, hay còn gọi là bệnh lậu cầu, là một bệnh nhiễm trùng lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae, có khả năng lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh lậu gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát khi đi tiểu, tiết dịch niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng hay cổ họng.
Bệnh lậu là một bệnh nhiễm trùng chủ yếu lây truyền qua đường tình dục.
Nguyên nhân và con đường lây truyền bệnh lậu
Nguyên nhân chính của bệnh lậu là vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Vi khuẩn này thường lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm cả quan hệ qua đường miệng, âm đạo và hậu môn. Đặc biệt, nữ giới dưới 25 tuổi và nam giới có quan hệ đồng giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Dưới đây là một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh lậu:
- Quan hệ tình dục không an toàn.
- Có nhiều bạn tình.
- Sử dụng đồ chơi tình dục chưa được làm sạch.
- Trẻ em có thể mắc bệnh nếu lây truyền từ mẹ.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lậu là do vi khuẩn có tên Neisseria gonorrhoeae.
Các biểu hiện của bệnh lậu
Bệnh lậu thường gây ra các triệu chứng rõ rệt ở đường sinh dục của cả nam và nữ. Đối với nam giới, triệu chứng bao gồm:
- Đau rát khi đi tiểu.
- Dương vật chảy mủ.
- Đau và sưng một bên tinh hoàn.
Đối với nữ giới, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Tăng tiết dịch âm đạo bất thường.
- Đau rát khi đi tiểu.
- Chảy máu âm đạo bất thường, đặc biệt là sau khi quan hệ.
- Đau bụng hoặc đau vùng chậu.
Ngoài ra, bệnh lậu có thể gây ra các triệu chứng ở những cơ quan khác như:
- Trực tràng: Ngứa hậu môn, tiết dịch bất thường từ trực tràng.
- Mắt: Biểu hiện đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy dịch mủ.
- Cổ họng: Đau họng và sưng hạch bạch huyết.
- Khớp: Viêm khớp nhiễm trùng, sưng đau ở khớp.
Người mắc bệnh lậu thường cảm thấy đau ở vùng bộ phận sinh dục.
Bệnh lậu có nguy hiểm không?
Bệnh lậu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng. Cụ thể như:
- Vô sinh ở cả nam và nữ: Bệnh có thể gây tổn thương các cơ quan sinh dục, cản trở quá trình thụ thai.
- Nhiễm trùng lan rộng: Có thể gây nhiễm trùng máu, sốt, lở loét da, đau khớp.
- Tăng nguy cơ mắc HIV/AIDS.
- Trẻ sơ sinh lây nhiễm từ mẹ có thể gặp biến chứng nghiêm trọng như mù hoặc nhiễm trùng.
Bệnh lậu là căn bệnh nguy hiểm vì có thể làm người bệnh nhiễm HIV.
2. Ảnh hưởng của bệnh lậu đến sức khỏe
Đối với sức khỏe nữ giới
Đối với nữ giới, bệnh lậu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bao gồm:
- Viêm nhiễm ở tử cung, ống dẫn trứng, gây bệnh nhiễm trùng vùng chậu, mang thai ngoài tử cung và vô sinh.
- Các biến chứng khác như viêm gan, tàn phá van tim và tế bào não.
Bệnh lậu có thể gây nên bệnh nhiễm trùng ở vùng chậu ở nữ.
Nhiễm lậu khi mang thai
Bệnh lậu có khả năng lây truyền từ mẹ sang con, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như mù, viêm khớp hoặc nhiễm trùng máu, thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Tình trạng này thường xảy ra nếu mẹ không được điều trị kịp thời và không kiểm tra sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai.
Bệnh lậu có thể lây truyền từ mẹ sang con.
Đối với sức khỏe nam giới
Bệnh lậu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới, với những nguy cơ như:
- Vô sinh.
- Sẹo niệu đạo gây hẹp đường tiểu.
- Viêm mào tinh hoàn.
- Sưng đau tuyến tiền liệt.
- Viêm gan và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Bệnh lậu có thể gây vô sinh ở nam giới.
3. Cách chẩn đoán bệnh lậu
Để chẩn đoán bệnh lậu, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, hỏi về lịch sử quan hệ tình dục và các triệu chứng của bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm dịch mủ từ bộ phận sinh dục để xác định sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh lậu.
Chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán bệnh lậu.
4. Bệnh lậu có tự khỏi được không?
Mặc dù các triệu chứng bệnh lậu có thể giảm sau một thời gian, nhưng nếu không được điều trị, bệnh sẽ tồn tại trong cơ thể và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau này. Bệnh lậu chỉ được chữa khỏi hoàn toàn nhờ vào kháng sinh điều trị.
Người bệnh cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm sau 3 tháng đầu điều trị. Quan trọng là không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh lây lan cho người khác hoặc tái nhiễm. Thông thường, nếu tuân thủ điều trị đúng cách, triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm trong khoảng một tuần.
Các triệu chứng bệnh lậu có thể biến mất, khiến người bệnh chủ quan và tiếp tục quan hệ tình dục, dẫn đến tái nhiễm và lây lan cho nhiều người khác. Mặc dù bệnh không gây tử vong, nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như vô sinh hoặc nhiễm HIV nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh lậu khó khỏi nếu không được điều trị và kiêng quan hệ trong lúc điều trị.
5. Bệnh lậu có chữa được không?
Sử dụng thuốc kháng sinh
Bệnh lậu có thể trị khỏi được nhờ vào kháng sinh đặc trị. Việc điều trị nên được thực hiện cho cả người bệnh và bạn tình của họ. Loại kháng sinh thường được sử dụng là ceftriaxon.
Nếu bạn bị dị ứng với ceftriaxon, bác sĩ có thể thay thế bằng gentamicin dạng tiêm kết hợp với azithromycin dạng uống.
Bệnh lậu có thể trị khỏi được bằng kháng sinh đặc trị.
Sử dụng công nghệ Gen
Công nghệ Gen DHA là một phương pháp điều trị bệnh lậu phổ biến, thích hợp cho những trường hợp nặng. Phương pháp này được sử dụng để điều trị triệu chứng bên ngoài kết hợp với việc sử dụng kháng sinh phù hợp.
Bệnh lậu có thể trị khỏi được bằng công nghệ Gen.
6. Điều trị bệnh lậu bao lâu thì khỏi?
Nếu người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị, triệu chứng bệnh thường sẽ cải thiện trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, có thể mất đến 2 tuần để cơn đau ở vùng chậu hoặc tinh hoàn hoàn toàn biến mất. Sau đó, người bệnh nên tái khám và làm xét nghiệm sau mỗi 2 tuần cho đến khi bác sĩ xác nhận tình trạng bệnh đã ổn định.
Triệu chứng bệnh thường sẽ cải thiện trong vòng 7 ngày điều trị.
7. Bệnh lậu có tái phát sau khi điều trị không?
Người bệnh nên ngừng quan hệ tình dục khoảng 7 ngày sau khi đã uống hết thuốc và triệu chứng đã biến mất. Đồng thời, cần tái khám định kỳ để giảm tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
Tuy nhiên, nguy cơ tái phát bệnh vẫn còn nếu bạn quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su.
Bạn có nguy cơ tái phát bệnh nếu quan hệ tình dục với người bệnh lậu khác.
8. Cách phòng tránh bệnh lậu
Dưới đây là một số phương pháp phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cả bản thân và bạn tình mỗi 6 tháng hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ.
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ.
- Không quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu hoặc có triệu chứng nghi ngờ.
- Chỉ nên có một bạn tình và không quan hệ tình dục bừa bãi.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về khả năng chữa khỏi và cách phòng tránh đối với bệnh lậu. Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi gặp các triệu chứng của bệnh lậu, cũng như sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh lậu để được điều trị kịp thời. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, hãy chia sẻ đến những người thân yêu nhé!